Màng loa là nơi chuyển đổi âm thanh cũng là nơi tác động cực kì lớn đến khả năng tái tạo âm thanh của loa. Nhiều người thắc mắc rằng ” màng loa bị rách có ảnh hưởng gì không?“, câu trả lời sẽ có đầy đủ nhất có ở những thông tin dưới đây.
Màng loa bị rách có ảnh hưởng gì không
Không nghi ngờ gì mà có thể khẳng định rằng, màng loa bị rách ảnh hưởng rất nhiều đến tổng thể cả chiếc loa chứ không chỉ vài điểm của loa.

Nhưng mặt bị ảnh hưởng bao gồm:
- Chất lượn âm thanh: Khi màng loa bị rách nó sẽ không thể hiện được đúng âm sắc và giai điệu, âm thanh lùng bùng và nếu rách nặng có thể hàn toàn mất tiếng, coi như loa không phát nhạc được nữa
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Nếu là các dòng loa không sử dụng ê căng loa hay lưới loa bọc bên ngoài mà chơi màng loa trần thì việc bị rách gay béo móp sẽ khiên loa trông bị xấu đi
- Ảnh hưởng đến độ bền cua loa và những thiết bị khác bên trong loa. Khi màng loa có vết rách, nếu không kịp dán hay vá lại thì màng loa ngày càng rách to hơn và nhanh chóng không phát nhạc được nữa. bên cạnh đó, việc bị hở màng loa sẽ làm những yếu tố bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến củ loa và các bộ phận bên trong, dễ gây hoen gỉ hơn nhiều
Riêng đối với những dòng loa sử dụng màng loa cộng hưởng phải đóng thùng loa kín mới tạo tốt được âm thanh, thì chỉ cần hở một chút thôi là coi như ảnh hưởng cực kì nghiêm trọng rồi.
Các nguyên nhân gây rách màng loa phổ biến
Tuy cấu tạo cũng màng loa cũng khá chắc chắn nhưng độ bền của nhiều loại không giống nhau. Đối với những màng loa bằng giấy thì khả năng bị rách màng loa có thể cao hơn nhiều so với màng loa bằng kim loại hay cotton,… Cũng chính vì những điều này mà các loại loa giá rẻ được làm bằng màng giấy thường có độ bền thấp hơn và nhanh bị hư do rách hơn.

Những nguyên nhân gây rách màng loa phổ biến nhất bao gồm
- Trong quá trình sử dụng thường bật đến mức công suất cao nhất mà lại bật những loại nhạc có tiết tấu nhanh và tương đối mạnh thì rất dễ gây rách màng loa
- Loa sản xuất không chất lượng ngay từ ban đầu: Như đã nói ở trên, một số dòng loa vốn dĩ từ lúc sản xuất đã dùng vật liệu giá rẻ nên khả năng hư hỏng sẽ cao hơn nhiều.
- Do quá trình sử dụng không dùng lưới hay ê căng loa để bảo vệ màng loa nên nó bị côn trùng bám vào làm tổ, gặm nhấm hay các va đập không may do con người hay các loài động vật gây ra. Hay trong quá trình vận chuyển bị va đập, rơi rớt.
- Do màng loa bị ẩm, bị tác động bởi thời tiết do phải hoạt động trong nhưng điều kiện khắc nghiệt mà loa lại không phải loại chống nước hay là sử dụng loại màng chống thấm, bền bỉ.
Các kiểu rách màng loa
Với mỗi nguyên nhân khác nhau lại có thể tạo ra các kiểu rách khác nhau, điều đặc biệt là mỗi kiểu rách đều có những cách xử lý rất khác.
a. Rách phía trong màng loa
Đây là kiểu rách phổ biến do tác nhân bên ngoài là con người, động vật hay côn trùng tạo ra. Kiểu rách này thì có muôn hình vạn trạng, đôi khi là chỉ rách một đường ngang hay dọc, đôi khi bị rác cả mảng. Đối với kiểu cách này nếu đường rách nhỏ thì có thể còn chỉnh sưt hay vá lại, nhưng nế rách quá lớn thì vá lại khá khó khăn và có vá lại thì chất âm cũng không còn chuẩn nữa

b. Rách ở nơi nối vành loa với gân loa
Điều này thường đến từ tác động bên trong như dùng quá công suất hay tác động của nắng mua. Kiểu rách này mà màng loa sẽ có một phần bung ra khỏi gân loa hoặc gân loa bị rách nên tách ra khỏi màng. Điều nay sẽ tùy trường hợp mà chúng ta sẽ xử lý bằng cách vá hay dán lại.

So với kiểu rách bên trên thì kiểu tách này có phần dễ xử lý hơn và sau khi xử lý ẽ có chất lượng âm tốt hơn. Trường hợp này thường không cần thay màng loa mà chỉ cần dán lại hoặc thay gân loa mà thôi.
3. Màng loa bị móp
Màng loa bị móp là nguyên nhân tiềm ẩn và dễ dẫn tới việc bị rách màng loa nên chúng ta cũng có thể nói để có một số lưu ý điều chỉnh trước khi quá muộn. bên cạnh đó màng loa bị móp cũng gây nên tiếng không chuẩn do chính vị trí bị móp, méo ấy gây ra.

Thế nên để tránh tình trạng âm không chuẩn, hình dáng không đẹp và có thể bị hư rách về sau thì ngay khi màng loa bị móp bạn nên căn chỉnh nhẹ nhàng lại để nó về hình dáng ban đầu. Thông thường phàn hay bị móp nhất chính là mũi loa, nếu bạn vẫn để mũi bị móp như vậy tì tiếng mid và đặc biệt là tiếng treble ảnh hưởng rất nhiều.
Quy trình vá và dán màng loa bị rách hiệu quả nhất
Việc vá và dán màng loa rách gần như chỉ áp dụng được với những màng loa bi rách ở mối dán với gân loa hay nhưng chỗ rách nhỏ phía bên trong màng nhưng rách theo đường. Đối với những màng loa rách thành lỗ thì gần như là không thể và có dán được cho ra âm thanh chất lượng thấp hơn nhiều.

Nếu màng loa nhà bạn bị rách hay bạn muốn dán, vá màng loa thì có thể làm theo quy trình dưới đây. Các bước vá màng loa bị rách:
Bước 1: Chuẩn bị những vật liệu và dụng cụ trước ki dán: keo dán chuyên dụng, dùng rẻ hoặc giấy ướt lau, máy sấy (có tể có hoặc không), cọ sạch lông mềm
Bước 2: Làm sạch toàn chỗ rách cần dán và để nó khô ( có tể dùng máy sấy để xa xa thôi luông khí nóng vào cho nhanh khô), dừng để ần ảnh hưởng xấu đến nón loa do áp lực và niệt độ cao
Bước 3: Phủ đều keo dán chuyên dụng vào bề mặt cần dán, dùng cọ quyết đều keo trên bền mặt chỗ dán. Nhưng cần nhứ chỗ keo cần đủ dày để kết nối hai bên rách và giữ cố định chúng, nhưng cũng không phải quá dày.
Bước 4: Dùng máy sấy hơn khoảng 5 phú đầu để lớp keo ngoài khô nhanh ơn, sau đó để khoảng 24 tiếng để kết cấu của keo cắc hoàn toàn thì mới mang ra dùng.
Bước 5: Bảo quản loa tốt, tránh những nơi có tể tác động xấu làm rách màng loa tại những chỗ khác nữa.

Đối với một số những màng loa nhỏ và loa phụ, chúng ta chỉ dán tạm để dùng trong một thời gian tạm thời thì chúng ta có thể dùn đĩa giấy (tùy loại màng gốc của loa mà chúng ta mua loại đĩa giấy có độ dày phù hợp) để dán những chỗ rách to hay những chỗ rách theo dạng hình lỗ. Bạn sẽ cắt đĩa giấy thành một mảnh có hình có kích thước lớn hơn chỗ rách, sau đó quét keo và dính cố định mảnh giấy vào nơi bị rách và đợi cho keo khô.
Những loại keo tốt dùng để rán và vá màng loa
Keo dán đóng vai trò khá quan trọng đối với độ bền của màng loa ở thời gian sử dụng tiếp theo sau khi vá nên khi bạn chọn được đúng loại keo theo đúng nhu cầu thì bạn sẽ dễ dàng thao tác cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu sau này của chúng ta khi dùng loa.

Hiện nay có khá nhiều loại keo được bán để dán loa mà chúng ta có thể bị nhầm là dùng để dáng màng loa. Vì mỗi loại sẽ có những tính chất khá nhau và chỉ thực sự phù hợp khi ta dán đúng bộ phận của củ loa. Bạn có thể đã nghe đến nhưng cái tên như keo AB( là dòng keo dán từ dùng để dán coil loa), Keo đen ( là loại keo dán gân loa với màng loa) và kéo E8000 (dùng để cố định mũi loa với vành loa).
Keo đen
Đây chính là dòng keo chuẩn nhất để bạn dán màng loa. Vì nó có sự nhẹ nhàng chứ không cứng như keo AB, có độ bám dính cao nhưng vẫn có độ đàn hồi nhất định. Chất keo của sản phẩm này dạng sền sệt, màu đen tuyền. Đối với một số loại màng loa có màu khác với màu đen khi sử dụng loại keo này có thể để lại màu không đẹp mắt, nhưng để tìm được loại keo khác thực sự có nhiều đặc điểm tốt như keo đen thực sự không dễ

Khi bạn bôi keo đen, hãy tán đều đề nó tránh bị vón cục, có thể dùng các loại bàn trải đã vứt hoặc cọ lồng mềm. Dòng keo này sẽ mất một thời gian để khô nên khi quét xong chúng ta cần chờ đợi cho keo khô và chết hẳng thì mới lắp lại loa và sử dụng. Tránh trường hợp chưa khô đã đưa vào sử dụng có thể màng loa sẽ lại rách hay bung ra như cũ.
Dòng keo này nếu mua ở hũ lớn thì nên triết vào những hũ nhỏ bằng nhựa cứng, để khi đẻ dài thời gian, keo đặc lại bạn có thể lấy dầu hỏa chế vào và xóc nó lên một lúc thì keo sẽ được loãng ra và bạn có thể sử dụng tiếp. Nếu bỏ trong hũ nhựa mỏng thì khi bỏ dầu vào hx sẽ tao lại, không để được lâu. Nếu nhiều keo bạn có thể bảo quản trong các hộp nhôm, đậy kín và để ở nơi thoáng mát thì sẽ để được lâu hơn và keo không bị chết.
Keo E8000 hay keo GFE
Là loại keo chuyên dán các mũi loa vào các màng loa, có những người thay thế loại loa này bằng keo con chó. Nhưng đây là loại chuyên dụng nên tất nhiên nó sẽ cho kết quả về âm thanh tốt hơn và dán đẹp mắt hơn, được thiết kế đã có vòi nhỏ để khi quét keo lên sẽ ra một mức vừa phải, có độ bóng và không bị lem, trông rất đẹp mắt.

Đây cũng là một dòng keo dẻo với độ bám dính tốt nhưng nó cứng và chắc hơn keo đen, vì ở đây càn độ cố định chứ không cần chuyển động nhiều như tại vị trí kết nối màng loa và gân loa. Keo E8000 có dạng tuýp nhỏ gọn, lượng vừa phải. Có thể bảo quản được dài thời gian. Đây cũng là dòng keo cần một thời gian để khô và cố định nên chúng ta hãy cố gắng chờ đợi môt chút.
2 loại keo mà Duy Thành Audio vừa giới thiệu là những dòng keo tốt và dễ tìm, dễ ma trên thị trường để các bạn có thể vá và dán màng loa bị rách của mình. Ngoài ra, bạn vẫn có thể thay bằng một số dòng keo khác nhưng bắt buộc phải cùng tính chất và đặc điểm bạn nhé. Hi vọng tất cả những thông tin chúng tôi đã cung cấp sẽ có nhiều lợi ích cho bạn.
Mua thiết bị âm thanh chính hãng chất lượng cao tại Duy Thành Audio
Hiện nay, chúng tôi vinh dự được cung cấp các sản phẩm âm thanh chính hãng với mức giá tốt và giá cả cạnh tranh nhất thị trường như loa âm trần giá rẻ, loa line array, loa đám cưới,…
Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất cứ thắc mắc gì về các thiết bị âm thanh hay muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm của chúng tôi. Đừng ngần ngại gọi ngay số 0982 655 355 để chúng tôi có thể tư vấn miễn phí cho bạn nhé.
Gửi tới các bạn lời chúc vui vẻ và hân hoan!